Trong tài liệu Niên Giám Giáo Lý Toàn Quốc (HĐGMHK 2005) có nhấn mạnh đến "inculturation" hay là "hội nhập [văn hoá]". Hội nhập là quá trình mà giáo lý thành xương thịt trong mỗi văn hóa (#64). Mời bạn đọc suy lại ý nghĩa và các biến chuyển của thánh lễ misa qua phong tục văn hóa của người Việt Nam chúng ta do cha Lê Q. Uy trình bày tại RE Congress 2004.
Ngày thứ bảy 21 tháng 2 năm 2004, buổi chiều tôi lại có một workshop thứ hai tại Đại Hội Giáo Lý Los Angeles ( Hoa Kỳ ) về đề tài Diệu Cảm Thánh Lễ. Vốn liếng của tôi thật ra chỉ vỏn vẹn có gần sáu năm Linh Mục thì phải nói là liều lắm mới dám chọn đề tài về Thánh Lễ mà chia sẻ ở một Đại Hội lớn như thế này. Nhưng thôi, cứ mạnh dạn chia sẻ với mọi người tất cả những gì tôi đã được cha giáo môn Phụng Vụ Nguyễn Hữu Phú hướng dẫn từ thời Học Viện DCCT, lại thêm những diệu cảm từ những lần tham dự các Thánh Lễ mang tiếng là “lang thang bụi đời” nhưng hết sức thấm thía sinh động của cha Tiến Lộc, cha Vũ Khởi Phụng với Nhóm Mai Khôi những năm 80, mà sau này tôi đã cố gắng sống chính những diệu cảm ấy trong sứ vụ Linh Mục của mình ở vùng nông thôn miền Bắc, hoặc Tây Nguyên, cho người khuyết tật, người dân tộc, thiếu nhi, các sinh viên, các công nhân nghèo xa quê, cho cả những anh chị em không Công Giáo...
Tôi chia bài thành 4 phần, nhưng có lẽ chỉ vừa đủ giờ trình bày 2 phần mà thôi, cái đầu và cái cuối. Nhiều người, nhất là các Giáo Lý viên có mặt ở Đại Hội hơi bỡ ngỡ, bởi lâu nay vẫn được học, vẫn quen nghĩ Thánh Lễ chỉ có 2 phần. Sao ông cha này lại dám bảo có đến 4 phần. DCCT có cấp tiến thì cũng vừa vừa thôi chứ ? Tôi khéo léo trấn an cử tọa. Đúng là có 2 phần chính yếu trong Thánh Lễ: Phụng Vụ Lời Chúa và Phụng Vụ Thánh Thể. Nhưng hôm nay chúng ta hãy chịu khó tìm hiểu và khám phá thêm 2 phần phụ, một cái nằm ở đầu Thánh Lễ và một cái để kết thúc.
Phần đầu tiên, Phụng Vụ Tập Họp ( Liturgie du Rassemblement ) Trong Phụng Vụ Thánh Lễ, sách Lễ Roma của chúng ta cho tới nay vẫn chỉ gọi là Nghi Thức Đầu Lễ, nhưng thật ra có thể xem đây là một phần Phụng Vụ đàng hoàng hẳn hoi, quan trọng và cần thiết nữa là khác. Tây họ gọi là Liturgie du Rassemblement, tạm dịch là Phụng Vụ Tập Họp. Lý thuyết về Phụng Vu chỉ xin vừa vừa in ít thôi, đây đâu có phải là một diễn đàn Thần Học hay Học Viện dành cho các thầy tu nhà mình, không khéo người ta... ngủ hết ! Mình chỉ nhắm đến việc chia sẻ làm sao để mọi người có được cái diệu cảm, từ đó cùng nhau khao khát được đến với Thánh Lễ và sống Thánh Lễ ngay trong cuộc đời một Ki-tô hữu, nhất là trên đất Mỹ này, nhất là trong thời buổi này...
Bài ca nhập lễ thường là một Thánh Vịnh Lên Đền. Theo truyền thống Cựu Ước thì hằng năm người ta vẫn từ khắp mọi nơi trên đất nước Do-thái lũ lượt đổ về Giê-ru-sa-lem với Đền Thờ Thiên Chúa Gia-vê tọa lạc trên đồi cao. “Vui làm sao khi có người bảo tôi, nào ta hãy đi lên Đền Thánh Chúa ta... Ôi Giê-ru-sa-lem, ta đã dừng chân nơi cửa thành ngươi... Ôi thành của Bình An !”
Chuyện ngày xưa là như thế, bây giờ thì thật hiếm có Nhà Thờ nào còn nằm trên đồi cao để người ta ngước mắt hy vọng và cố gắng trèo lên cho nó đúng ý nghĩa một Thánh Vịnh Lên Đền. Hơn nữa, ngày nay ca đoàn hoặc cộng đoàn đã đứng sẵn đâu ra đó kín mít trong Nhà Thờ, chờ tiếng chuông, mọi người đứng lên hát ca nhập lễ, cứ như thể bài ca này được dùng để đón mấy chú giúp Lễ cùng ông cha chủ tế bệ vệ tiến ra Cung Thánh vậy.
Với người Việt hôm nay, tôi xin chọn hình ảnh và khung cảnh một gia đình để kể chuyện. Nôm na, bình dị, gần gũi. Mang tính hội nhập văn hóa. Càng thích hợp với tâm tình của người Việt bên này xa quê hương ít là cũng đã mười, mười lăm năm.
Ai cũng có một quê hương để trở về, phải về bằng mọi giá, chưa về thì rồi cũng sẽ có ngày về. Ngôi từ đường ở chốn quê mình xa cách biệt ly đã lâu, dẫu có mải mê làm ăn, dẫu có quên lãng thư từ, dẫu có tha phương cầu thực hay thành danh nở mặt nở mày, thì ngôi nhà tổ ấy vẫn cứ mãi còn đấy, sâu trong tâm thức như một nơi mình đã ra đi và cũng là nơi để trở về. Nơi ấy từng “chôn nhau cắt rún”. Nơi ấy một mai cũng sẽ là nơi để “lá rụng về cội”. Nơi ấy có ngưới cha già yêu dấu vẫn luôn mong ngóng gặp lại từng đứa con đã biền biệt vô âm tín. Nơi ấy có ngưới anh cả trung thành vâng phục luôn ở một bên để báo hiếu phụng dưỡng mẹ cha, có cả người chị dâu trưởng đảm đang và dịu hiền, chợ búa bếp núc, trong nhà ngoài ngõ đều tươm tất...
“Ơ kìa, cô Ba đã về tới rồi đó hả ! Mà nè, ai lấp ló đàng sau thế kia ? Dạ thưa anh Hai, ông... xã em đó. Em biết là em có lỗi nhiều lắm, chưa có phép của ba, chưa có thông qua anh Hai, nhưng mà... tụi em lỡ thương nhau rồi... nên... Mà thôi, không sao hết, chồng của cô Ba thì cũng là em trai của anh, cũng là con của ba của má. Nào dượng Ba, vào trong này đi !”
“Ơ kìa, chú Tư phải không ? Còn đây... chắc là thím Tư với mấy cháu ? Trời đất ơi, lâu lắm rồi tụi em không về mà anh Hai còn nhớ mặt tụi em sao ? Ừ, xa mặt chứ làm sao mà cách lòng ! Anh Hai của tụi em chứ ai người dưng nước lã đâu mà dễ quên nhau ! Em ơi, em lo cho gia đình chú thím Tư nghen, lo nước nôi rửa tay rửa mặt, rồi coi tụi nhỏ có đói thì kiếm chút gì ăn tạm !”
Cứ thế, từng đứa em một lần lượt về đến ngõ, qua ngưỡng cửa thân quen, bước vào hẳn trong nhà, gặp nhau chào hỏi tay bắt mặt mừng, rụt rè hỏi anh Hai chị Hai ba đâu rồi ? ba có khỏe không ? Hỏi vậy thôi chứ coi bộ cũng sợ chưa dám giáp mặt cha già. Đứa nào đứa nấy, có chức vị, có tuổi tác, có thế giá đến đâu thì lúc này, đã đứng trong ngôi nhà, trong tổ ấm, trong khung cảnh gia đình mình rồi, thì như thể được quay trở về tuổi thơ, thấy mình hết sức bé nhỏ khiêm tốn, và nhất là chợt nhận ra mình quá thiếu sót lỗi lầm với ba với mẹ, với anh chị Hai và cả với nhau...
“Ủa, chú Út nhà ta đã về chưa ? Có ai thấy chú nó không ? Anh Hai ơi, nhắc tới cái thằng đó rầu quá đi ! Anh Hai coi, cách đây mấy năm em cũng có ráng giúp nó tiền đi học mà nó cứ ăn chơi lông nhông suốt... Ừ chú Tư nhắc tui mới nhớ, nó có ghé qua nhà tui xin tiền để thuê nhà trọ đi học, ai dè... bây giờ mới biết nó có học hành gì đâu... Chị Ba ơi, nó dính xì-ke rồi, không chừng qua si-đa gần chết nữa kìa ! Em có gặp nó một lần cách đây cũng cả năm rồi, ốm nhách thê lương. Em có xỉa cho nó mấy chục ngàn cho nó đi, lèo nhèo xin xỏ hoài, ớn thấy mồ ! Mà anh Hai ơi, thôi anh chờ thằng Út chi cho mất công, chắc nó chết lụi chết đụi đâu đó rồi, anh Hai lo dẫn tụi em vô nhà trong chào ba, chúc tuổi ba cho rồi, không thôi ba mong... Thằng Út mà có cả gan về tới đây thì cũng làm ba buồn thêm chứ vui vẻ gì !”
“Anh Hai nói cho mấy cô mấy chú nghe: dầu gì chú Út nó cũng là con của ba, cũng là em Út trong nhà của mấy cô mấy chú. Gia đình mình còn thiếu có mình nó, cũng phải ráng mà chờ nó chớ, thiếu bất cứ đứa nào thì ba cũng buồn, cũng mong... Dạ... anh Hai nhắc tụi em mới thấy mình cũng không phải với chú Út... Hồi xưa, lúc nó còn nhỏ híu, em bồng nó dài dài, ru cho nó ngủ, ai dè bây giờ... Còn em thì cõng nó đi học mẫu giáo nữa đó nghen... Hồi đó, giả tỷ tui có ráng chịu cho nó ở luôn với vợ chồng tui, rồi nói tới nói lui khuyên răn nó, không chừng nó đâu có rớt tệ dữ vậy...”
Anh Hai ra trước nhà, đăm đăm ngó về xa cuối con đường. Đứa em hoang đàng vẫn biệt tăm. Mấy người em cũng nháo nhác đổ ra sân, lòng dạ nóng ran ra chiều ân hận, chỉ mong thấy bóng dáng đứa em Út mau trở về mái nhà xưa... Thế rồi bất ngờ, chị Hai đang lui cui dưới bếp nghe có tiếng lục đục phía sau nhà, chạy xuống coi, thì ra chú Út đã về từ lâu, nằm xuội ở gần lu nước. Tội nghiệp nó sắp chết khát, khát nước vì đường xa thân tàn ma dại đã ráng lê bước mà về, mà cũng là khát cái tình cốt nhục với cha, với anh chị em trong nhà. Nó biết nó không còn đáng là con cái trong nhà, nhưng có chết thì cũng ráng về tới quê tới nhà mà chết, không thể chết bờ chết bụi...
Cả nhà nghe tin mừng quá, xúm lại, múc gáo nước mưa, đưa gói xôi ăn lót lòng, chạy kiếm đôi dép, mỗi người một câu thăm hỏi, vồn vã như muốn bù lại phần nào những hất hủi thờ ơ lâu nay với đứa em. Chính tay chị Hai gội đầu lau mặt, rồi thay đồ mới của anh Hai cho chú Út, bộ đồ trắng tinh tươm còn nguyên nếp gấp. Anh Hai không nói gì, chỉ đứng im nhìn các em với ánh mắt trìu mến ăm ắp niềm vui...
Giờ phút giao thừa đã điểm, cả nhà quây quần, theo sau anh chị Hai tiến vào gian trong của từ đường để lạy chào ba, ai nấy không quên khệ nệ mang theo những thức ngon vật lạ, quà cáp Tết ba và mừng anh Hai. Từng cô từng chú rụt rè ngập ngừng mãi rồi cũng nói được những lời xin lỗi vụng về với ba, với anh chị Hai và với nhau. Chú Út như được thêm sức hồi sinh, quỳ xuống trước mặt ba mà sám hối. Cả nhà rơm rớm nước mắt... Anh Hai thay mặt các em xin với ba một lời tha thứ...
Mãi đến bây giờ người cha già mới lên tiếng. “Anh Hai của mấy con là người con ba rất mực dấu yêu, hiếu thảo với ba, vâng lời ba, mà cũng hết mực thương yêu mấy con. Rồi chị Hai là chị dâu mấy con nữa, cũng từng ngày phụng dưỡng ba, chung thủy với anh Hai mấy con, nên cũng thương yêu mấy con mà mấy con đâu có biết đâu có hiểu... Các con cũng là con của ba, ba cũng thương yêu các con như thương yêu anh chị Hai mấy con, ba đã tha thứ cho mấy con từ lâu rồi, nhưng hôm nay ba vẫn vui, vẫn rất hài lòng khi thấy mấy con về tới đây, mấy con xin lỗi ba thì ba tha thứ hết...”
Cả nhà bùng lên tiếng hoan hô, tiếng vỗ tay. Chú Út lồm cồm bò dậy, chạy tới ôm chầm lấy người cha già, rồi bất giác bật lên một bài ca. Mọi người hòa theo với hết tấm lòng thành, mừng mừng tủi tủi vì đã được tha hết mọi lỗi lầm với cha, giải hòa tất cả mọi xung khắc trong anh chị em một nhà. Bài ca là lời tôn vinh ngợi khen cha nhân hậu, cảm tạ cha vì tấm lòng quảng đại bao dung...
Cuối cùng thì chị Hai cũng xin thưa với cha già một lời chúc thọ thay mặt cho tất cả các em. Khuôn mặt cha tươi tắn rạng lên niềm hạnh phúc. Cha ôn tồn bảo các con tìm chỗ ngồi xuống quây quần chung quanh. Cha cũng nhắc người con dâu trưởng lo dọn bữa ăn ra cho các em. Hôm nay là tiệc hội ngộ gia đình. Món ăn nào cũng quý, cũng ngon. Chính tay chị Hai làm đầu bếp đã nấu nướng chuẩn bị chu đáo, bây giờ thì chắc là các cô các chú nó đang đói lắm rồi, mệt lắm rồi, vào bàn ăn thôi...
Câu chuyện phần một đã hết... Các thính giả của Đại Hội hiểu rất rõ tôi muốn kể về những ai, muốn kể về điều gì, muốn diễn đạt tâm tình và diệu cảm nào của Thánh Lễ. Một mái nhà, một tổ ấm, một cuộc họp mặt quây quần bên nhau, một cuộc trở về, sám hối, giao hòa, một bữa ăn, một bữa tiệc gia đình, tình yêu phụ tử, tình thương anh em một nhà...
Cũng có một vài người tỏ ý thắc mắc Đức Giê-su làm gì có lấy vợ mà câu chuyện lại có nhân vật chị Hai, bà chị dâu trưởng trong nhà ? Không chờ tôi bật mí, nhiều người khác nhao nhao lên giải đáp thay: thì Giáo Hội đó chứ ai ! Có ai đó bảo: “Cha ơi, vậy là tụi con có thể gọi cha, gọi cả mấy cha khác là chị dâu của tụi con phải không ?” Mọi người cười ồ lên, tràng pháo tay nổ ran hội trường. Ở bên Mỹ này có cái nét dễ thương, hễ cứ nghe diễn giả hoặc ai nói câu gì vui vui, dí dỏm, hoặc một ý hay hay, sâu sắc thấm thía là y như rằng vỗ tay tán thưởng ngay. Tôi cám ơn mọi người đã khích lệ tôi hoàn tất được phần trình bày về Phụng Vụ Tập Họp mở đầu Thánh Lễ...
Rev. Lê Quang Uy – Dòng Chúa Cứu Thế VN (còn tiếp)
Ngày thứ bảy 21 tháng 2 năm 2004, buổi chiều tôi lại có một workshop thứ hai tại Đại Hội Giáo Lý Los Angeles ( Hoa Kỳ ) về đề tài Diệu Cảm Thánh Lễ. Vốn liếng của tôi thật ra chỉ vỏn vẹn có gần sáu năm Linh Mục thì phải nói là liều lắm mới dám chọn đề tài về Thánh Lễ mà chia sẻ ở một Đại Hội lớn như thế này. Nhưng thôi, cứ mạnh dạn chia sẻ với mọi người tất cả những gì tôi đã được cha giáo môn Phụng Vụ Nguyễn Hữu Phú hướng dẫn từ thời Học Viện DCCT, lại thêm những diệu cảm từ những lần tham dự các Thánh Lễ mang tiếng là “lang thang bụi đời” nhưng hết sức thấm thía sinh động của cha Tiến Lộc, cha Vũ Khởi Phụng với Nhóm Mai Khôi những năm 80, mà sau này tôi đã cố gắng sống chính những diệu cảm ấy trong sứ vụ Linh Mục của mình ở vùng nông thôn miền Bắc, hoặc Tây Nguyên, cho người khuyết tật, người dân tộc, thiếu nhi, các sinh viên, các công nhân nghèo xa quê, cho cả những anh chị em không Công Giáo...
Tôi chia bài thành 4 phần, nhưng có lẽ chỉ vừa đủ giờ trình bày 2 phần mà thôi, cái đầu và cái cuối. Nhiều người, nhất là các Giáo Lý viên có mặt ở Đại Hội hơi bỡ ngỡ, bởi lâu nay vẫn được học, vẫn quen nghĩ Thánh Lễ chỉ có 2 phần. Sao ông cha này lại dám bảo có đến 4 phần. DCCT có cấp tiến thì cũng vừa vừa thôi chứ ? Tôi khéo léo trấn an cử tọa. Đúng là có 2 phần chính yếu trong Thánh Lễ: Phụng Vụ Lời Chúa và Phụng Vụ Thánh Thể. Nhưng hôm nay chúng ta hãy chịu khó tìm hiểu và khám phá thêm 2 phần phụ, một cái nằm ở đầu Thánh Lễ và một cái để kết thúc.
Phần đầu tiên, Phụng Vụ Tập Họp ( Liturgie du Rassemblement ) Trong Phụng Vụ Thánh Lễ, sách Lễ Roma của chúng ta cho tới nay vẫn chỉ gọi là Nghi Thức Đầu Lễ, nhưng thật ra có thể xem đây là một phần Phụng Vụ đàng hoàng hẳn hoi, quan trọng và cần thiết nữa là khác. Tây họ gọi là Liturgie du Rassemblement, tạm dịch là Phụng Vụ Tập Họp. Lý thuyết về Phụng Vu chỉ xin vừa vừa in ít thôi, đây đâu có phải là một diễn đàn Thần Học hay Học Viện dành cho các thầy tu nhà mình, không khéo người ta... ngủ hết ! Mình chỉ nhắm đến việc chia sẻ làm sao để mọi người có được cái diệu cảm, từ đó cùng nhau khao khát được đến với Thánh Lễ và sống Thánh Lễ ngay trong cuộc đời một Ki-tô hữu, nhất là trên đất Mỹ này, nhất là trong thời buổi này...
Bài ca nhập lễ thường là một Thánh Vịnh Lên Đền. Theo truyền thống Cựu Ước thì hằng năm người ta vẫn từ khắp mọi nơi trên đất nước Do-thái lũ lượt đổ về Giê-ru-sa-lem với Đền Thờ Thiên Chúa Gia-vê tọa lạc trên đồi cao. “Vui làm sao khi có người bảo tôi, nào ta hãy đi lên Đền Thánh Chúa ta... Ôi Giê-ru-sa-lem, ta đã dừng chân nơi cửa thành ngươi... Ôi thành của Bình An !”
Chuyện ngày xưa là như thế, bây giờ thì thật hiếm có Nhà Thờ nào còn nằm trên đồi cao để người ta ngước mắt hy vọng và cố gắng trèo lên cho nó đúng ý nghĩa một Thánh Vịnh Lên Đền. Hơn nữa, ngày nay ca đoàn hoặc cộng đoàn đã đứng sẵn đâu ra đó kín mít trong Nhà Thờ, chờ tiếng chuông, mọi người đứng lên hát ca nhập lễ, cứ như thể bài ca này được dùng để đón mấy chú giúp Lễ cùng ông cha chủ tế bệ vệ tiến ra Cung Thánh vậy.
Với người Việt hôm nay, tôi xin chọn hình ảnh và khung cảnh một gia đình để kể chuyện. Nôm na, bình dị, gần gũi. Mang tính hội nhập văn hóa. Càng thích hợp với tâm tình của người Việt bên này xa quê hương ít là cũng đã mười, mười lăm năm.
Ai cũng có một quê hương để trở về, phải về bằng mọi giá, chưa về thì rồi cũng sẽ có ngày về. Ngôi từ đường ở chốn quê mình xa cách biệt ly đã lâu, dẫu có mải mê làm ăn, dẫu có quên lãng thư từ, dẫu có tha phương cầu thực hay thành danh nở mặt nở mày, thì ngôi nhà tổ ấy vẫn cứ mãi còn đấy, sâu trong tâm thức như một nơi mình đã ra đi và cũng là nơi để trở về. Nơi ấy từng “chôn nhau cắt rún”. Nơi ấy một mai cũng sẽ là nơi để “lá rụng về cội”. Nơi ấy có ngưới cha già yêu dấu vẫn luôn mong ngóng gặp lại từng đứa con đã biền biệt vô âm tín. Nơi ấy có ngưới anh cả trung thành vâng phục luôn ở một bên để báo hiếu phụng dưỡng mẹ cha, có cả người chị dâu trưởng đảm đang và dịu hiền, chợ búa bếp núc, trong nhà ngoài ngõ đều tươm tất...
“Ơ kìa, cô Ba đã về tới rồi đó hả ! Mà nè, ai lấp ló đàng sau thế kia ? Dạ thưa anh Hai, ông... xã em đó. Em biết là em có lỗi nhiều lắm, chưa có phép của ba, chưa có thông qua anh Hai, nhưng mà... tụi em lỡ thương nhau rồi... nên... Mà thôi, không sao hết, chồng của cô Ba thì cũng là em trai của anh, cũng là con của ba của má. Nào dượng Ba, vào trong này đi !”
“Ơ kìa, chú Tư phải không ? Còn đây... chắc là thím Tư với mấy cháu ? Trời đất ơi, lâu lắm rồi tụi em không về mà anh Hai còn nhớ mặt tụi em sao ? Ừ, xa mặt chứ làm sao mà cách lòng ! Anh Hai của tụi em chứ ai người dưng nước lã đâu mà dễ quên nhau ! Em ơi, em lo cho gia đình chú thím Tư nghen, lo nước nôi rửa tay rửa mặt, rồi coi tụi nhỏ có đói thì kiếm chút gì ăn tạm !”
Cứ thế, từng đứa em một lần lượt về đến ngõ, qua ngưỡng cửa thân quen, bước vào hẳn trong nhà, gặp nhau chào hỏi tay bắt mặt mừng, rụt rè hỏi anh Hai chị Hai ba đâu rồi ? ba có khỏe không ? Hỏi vậy thôi chứ coi bộ cũng sợ chưa dám giáp mặt cha già. Đứa nào đứa nấy, có chức vị, có tuổi tác, có thế giá đến đâu thì lúc này, đã đứng trong ngôi nhà, trong tổ ấm, trong khung cảnh gia đình mình rồi, thì như thể được quay trở về tuổi thơ, thấy mình hết sức bé nhỏ khiêm tốn, và nhất là chợt nhận ra mình quá thiếu sót lỗi lầm với ba với mẹ, với anh chị Hai và cả với nhau...
“Ủa, chú Út nhà ta đã về chưa ? Có ai thấy chú nó không ? Anh Hai ơi, nhắc tới cái thằng đó rầu quá đi ! Anh Hai coi, cách đây mấy năm em cũng có ráng giúp nó tiền đi học mà nó cứ ăn chơi lông nhông suốt... Ừ chú Tư nhắc tui mới nhớ, nó có ghé qua nhà tui xin tiền để thuê nhà trọ đi học, ai dè... bây giờ mới biết nó có học hành gì đâu... Chị Ba ơi, nó dính xì-ke rồi, không chừng qua si-đa gần chết nữa kìa ! Em có gặp nó một lần cách đây cũng cả năm rồi, ốm nhách thê lương. Em có xỉa cho nó mấy chục ngàn cho nó đi, lèo nhèo xin xỏ hoài, ớn thấy mồ ! Mà anh Hai ơi, thôi anh chờ thằng Út chi cho mất công, chắc nó chết lụi chết đụi đâu đó rồi, anh Hai lo dẫn tụi em vô nhà trong chào ba, chúc tuổi ba cho rồi, không thôi ba mong... Thằng Út mà có cả gan về tới đây thì cũng làm ba buồn thêm chứ vui vẻ gì !”
“Anh Hai nói cho mấy cô mấy chú nghe: dầu gì chú Út nó cũng là con của ba, cũng là em Út trong nhà của mấy cô mấy chú. Gia đình mình còn thiếu có mình nó, cũng phải ráng mà chờ nó chớ, thiếu bất cứ đứa nào thì ba cũng buồn, cũng mong... Dạ... anh Hai nhắc tụi em mới thấy mình cũng không phải với chú Út... Hồi xưa, lúc nó còn nhỏ híu, em bồng nó dài dài, ru cho nó ngủ, ai dè bây giờ... Còn em thì cõng nó đi học mẫu giáo nữa đó nghen... Hồi đó, giả tỷ tui có ráng chịu cho nó ở luôn với vợ chồng tui, rồi nói tới nói lui khuyên răn nó, không chừng nó đâu có rớt tệ dữ vậy...”
Anh Hai ra trước nhà, đăm đăm ngó về xa cuối con đường. Đứa em hoang đàng vẫn biệt tăm. Mấy người em cũng nháo nhác đổ ra sân, lòng dạ nóng ran ra chiều ân hận, chỉ mong thấy bóng dáng đứa em Út mau trở về mái nhà xưa... Thế rồi bất ngờ, chị Hai đang lui cui dưới bếp nghe có tiếng lục đục phía sau nhà, chạy xuống coi, thì ra chú Út đã về từ lâu, nằm xuội ở gần lu nước. Tội nghiệp nó sắp chết khát, khát nước vì đường xa thân tàn ma dại đã ráng lê bước mà về, mà cũng là khát cái tình cốt nhục với cha, với anh chị em trong nhà. Nó biết nó không còn đáng là con cái trong nhà, nhưng có chết thì cũng ráng về tới quê tới nhà mà chết, không thể chết bờ chết bụi...
Cả nhà nghe tin mừng quá, xúm lại, múc gáo nước mưa, đưa gói xôi ăn lót lòng, chạy kiếm đôi dép, mỗi người một câu thăm hỏi, vồn vã như muốn bù lại phần nào những hất hủi thờ ơ lâu nay với đứa em. Chính tay chị Hai gội đầu lau mặt, rồi thay đồ mới của anh Hai cho chú Út, bộ đồ trắng tinh tươm còn nguyên nếp gấp. Anh Hai không nói gì, chỉ đứng im nhìn các em với ánh mắt trìu mến ăm ắp niềm vui...
Giờ phút giao thừa đã điểm, cả nhà quây quần, theo sau anh chị Hai tiến vào gian trong của từ đường để lạy chào ba, ai nấy không quên khệ nệ mang theo những thức ngon vật lạ, quà cáp Tết ba và mừng anh Hai. Từng cô từng chú rụt rè ngập ngừng mãi rồi cũng nói được những lời xin lỗi vụng về với ba, với anh chị Hai và với nhau. Chú Út như được thêm sức hồi sinh, quỳ xuống trước mặt ba mà sám hối. Cả nhà rơm rớm nước mắt... Anh Hai thay mặt các em xin với ba một lời tha thứ...
Mãi đến bây giờ người cha già mới lên tiếng. “Anh Hai của mấy con là người con ba rất mực dấu yêu, hiếu thảo với ba, vâng lời ba, mà cũng hết mực thương yêu mấy con. Rồi chị Hai là chị dâu mấy con nữa, cũng từng ngày phụng dưỡng ba, chung thủy với anh Hai mấy con, nên cũng thương yêu mấy con mà mấy con đâu có biết đâu có hiểu... Các con cũng là con của ba, ba cũng thương yêu các con như thương yêu anh chị Hai mấy con, ba đã tha thứ cho mấy con từ lâu rồi, nhưng hôm nay ba vẫn vui, vẫn rất hài lòng khi thấy mấy con về tới đây, mấy con xin lỗi ba thì ba tha thứ hết...”
Cả nhà bùng lên tiếng hoan hô, tiếng vỗ tay. Chú Út lồm cồm bò dậy, chạy tới ôm chầm lấy người cha già, rồi bất giác bật lên một bài ca. Mọi người hòa theo với hết tấm lòng thành, mừng mừng tủi tủi vì đã được tha hết mọi lỗi lầm với cha, giải hòa tất cả mọi xung khắc trong anh chị em một nhà. Bài ca là lời tôn vinh ngợi khen cha nhân hậu, cảm tạ cha vì tấm lòng quảng đại bao dung...
Cuối cùng thì chị Hai cũng xin thưa với cha già một lời chúc thọ thay mặt cho tất cả các em. Khuôn mặt cha tươi tắn rạng lên niềm hạnh phúc. Cha ôn tồn bảo các con tìm chỗ ngồi xuống quây quần chung quanh. Cha cũng nhắc người con dâu trưởng lo dọn bữa ăn ra cho các em. Hôm nay là tiệc hội ngộ gia đình. Món ăn nào cũng quý, cũng ngon. Chính tay chị Hai làm đầu bếp đã nấu nướng chuẩn bị chu đáo, bây giờ thì chắc là các cô các chú nó đang đói lắm rồi, mệt lắm rồi, vào bàn ăn thôi...
Câu chuyện phần một đã hết... Các thính giả của Đại Hội hiểu rất rõ tôi muốn kể về những ai, muốn kể về điều gì, muốn diễn đạt tâm tình và diệu cảm nào của Thánh Lễ. Một mái nhà, một tổ ấm, một cuộc họp mặt quây quần bên nhau, một cuộc trở về, sám hối, giao hòa, một bữa ăn, một bữa tiệc gia đình, tình yêu phụ tử, tình thương anh em một nhà...
Cũng có một vài người tỏ ý thắc mắc Đức Giê-su làm gì có lấy vợ mà câu chuyện lại có nhân vật chị Hai, bà chị dâu trưởng trong nhà ? Không chờ tôi bật mí, nhiều người khác nhao nhao lên giải đáp thay: thì Giáo Hội đó chứ ai ! Có ai đó bảo: “Cha ơi, vậy là tụi con có thể gọi cha, gọi cả mấy cha khác là chị dâu của tụi con phải không ?” Mọi người cười ồ lên, tràng pháo tay nổ ran hội trường. Ở bên Mỹ này có cái nét dễ thương, hễ cứ nghe diễn giả hoặc ai nói câu gì vui vui, dí dỏm, hoặc một ý hay hay, sâu sắc thấm thía là y như rằng vỗ tay tán thưởng ngay. Tôi cám ơn mọi người đã khích lệ tôi hoàn tất được phần trình bày về Phụng Vụ Tập Họp mở đầu Thánh Lễ...
Rev. Lê Quang Uy – Dòng Chúa Cứu Thế VN (còn tiếp)
Nhận xét
Đăng nhận xét